Hầu hết mọi người khi quyết định nhảy vào cuộc chơi “khởi nghiệp” mà chưa thực sự hiểu luật chơi khởi nghiệp. Dưới đây là những tổng hợp hữu ích nhất của Vinathue về quy trình khởi nghiệp
Việc chúng ta tìm hiểu kỹ sân chơi và luật chơi “khởi nghiệp” không những giúp giảm thiểu tối đa thất bại mà còn gia tăng tỷ lệ thành công
Quy trình khởi nghiệp được chia thành 4 giai đoạn cơ bản
Giai đoạn 1: Tìm ý tưởng
+ Cơ hội luôn xung quanh chúng ta, hãy tìm hoặc tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cảm thấy khả thi nhất. Sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn giải quyết vấn đề hay khó khăn nào, chúng có quy mô đủ lớn để bạn xây dựng mô hình kinh doanh
Giai đoạn 2: Test thị trường và Lập dự toán
+ Đây là bước bạn cần phải làm để kiểm tra tính khả thi ý tưởng của bạn. Ý tưởng của bạn có được mọi người đón nhận, hay đơn giản chỉ là những suy nghĩ của riêng bạn, thị trường có giá trị hay quy mô đủ lớn giúp công việc kinh doanh phát triển hay không, hãy phỏng vấn thật nhiều khách hàng để xem phản ứng của họ. Có ai đó đã thực hiện ý tưởng đó chưa, hãy nghiên cứu thật cẩn thận và chi tiết. Nếu thực hiện kỹ bước này, bạn hầu như đã có câu trả lời, đây có phải là ý tưởng giúp mình khởi nghiệp hay không
+ Lập dự toán chi tiết là bước bạn cần đong đếm doanh thu, lợi nhuận, chi phí bỏ ra xem liệu ý tưởng có mang lại lợi nhuận, đồng thời cũng lường trước các trường hợp có thể xảy ra cũng như phương án dự phòng
Giai đoạn 3: Xây dựng đội nhóm và gọi vốn
+ Bạn đã có 1 ý tưởng tuyệt vời, được khách hàng đón nhận với quy mô rộng lớn, mọi con số về tài chính đều rất khả quan. Đã đến lúc bạn cần xây dựng đội ngũ cũng như chuẩn bị nguồn tài chính để chính thức tham gia sân chơi khởi nghiệp
+ Nếu bạn muốn đi nhanh, hãy đi một mình. Nếu bạn muốn đi xa, hãy đi cùng đồng đội. Không có triệu phú tự thân gây dựng cơ đồ, thành công là kết quả sự nỗ lực của cả một tập thể
Giai đoạn 4: Phát triển tứ diện kinh doanh
+ Marketing giúp thu hút khách hàng tiềm năng về cho bạn
+ Bán hàng giúp chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng thật sự
+ Chăm sóc khách hàng quyết định việc khách hàng có gắn bó với sản phẩm, công ty của bạn không cũng như giới thiệu khách hàng mới cho bạn
+ Bạn rất giỏi tấn công, nhưng nếu phòng thủ bằng hệ thống nhân sự và tài chính yếu kém, không những gây thất thoát, rối loạn mà còn khiến công việc kinh doanh của bạn sụp đổ. Thống kê cho thấy 80% rắc rối của doanh nghiệp bắt đầu từ nhân sự và hệ thống tài chính, kế toán
Dựa trên kinh nghiệm thực tế, chúng tôi tổng hợp và xây dựng một quy trình khởi nghiệp cơ bản như sau, quy trình này đã được kiểm chứng và mang lại hiệu quả thật sự cho nhiều Startup.
Hiểu một cách dễ hình dung, quy trình khởi nghiệp giống như quá trình trồng 1 cái cây táo, bạn phải chuẩn bị từ lúc có ý định trồng cây, trồng cây giống, chăm bón đến khi hái được quả. Đó là cả một quá trình và gần như không thể làm theo kiểu “đi tắt đón đầu”.
Tuy nhiên, hơn 94% người khởi nghiệp lại thường đi tắt đón đầu, bỏ qua giai đoạn dẫn đến các sai lầm, thất bại và thiệt hại về kinh tế, thời gian, công sức.
Bước 1: Nghiên cứu lợi thế, khó khăn của bản thân
Các nội dung chính gồm có: Trình độ, kinh nghiệm chuyên môn, công việc hiện tại, khả năng tài chính, gia đình, mối quan hệ, …. hầu hết mọi người chúng tôi từng gặp đều có các lợi thế nhất định để khởi nghiệp. Ví dụ có rất nhiều người đang làm chuyên môn (giáo viên, kỹ sư, bác sĩ, kinh doanh, ..), có để dành được một khoản tiền tương đối thì cơ hội khởi nghiệp sẽ cao hơn, khó khăn của họ đó là chỉ giỏi về chuyên môn nhưng không hiểu sâu về kinh doanh, khởi nghiệp.
Bước 2: Tìm kiếm ý tưởng phù hợp
Tìm kiếm ý tưởng phù hợp là tìm các ý tưởng phù hợp với bạn, có khả năng thực hiện được trong khả năng của bạn. Thông thường sẽ lọc ra 1 danh sách ý tưởng tiềm năng và lựa chọn ra ý tưởng tốt nhất. Các sai lầm thường mắc phải phổ biến đó là có quá nhiều ý tưởng viển vông, ý tưởng quá lớn, ý tưởng về một lĩnh vực bạn không có hiểu biết gì cả, …
Bước 3: Xây dựng bản dự án (hoặc kế hoạch) kinh doanh sơ bộ
Đây là bản dự án phác thảo chung về dự án khởi nghiệp, tập xung vào các nội dung, phân tích chính, chưa đi vào các kế hoạch chi tiết. Bản dự án kinh doanh sơ bộ sẽ giúp định hình được về tính khả thi của ý tưởng, mô hình khởi nghiệp, chiến lược chung, các vấn đề về thương hiệu, pháp lý, tài chính, lộ trình thực hiện, ….
Bước 4: Xây dựng các bản dự án điều chỉnh
Bản dự án sơ bộ sẽ được tiếp tục nghiên cứu và xây dựng chi tiết với nhiều sự điều chỉnh để chọn ra phương án, kế hoạch tối ưu nhất.
Bước 5: Xây dựng dự án chi tiết
Tổng hợp tất cả các nội dung của dự án điều chỉnh để hoàn thiện và xây dựng nên dự án chi tiết, hay còn gọi là dự án khả thi. Trong bản dự án chi tiết sẽ cụ thể hóa tất cả các vấn đề, tất cả các nội dung và kế hoạch thực hiện của dự án. Khi thực hiện dự án sẽ làm theo những nội dung này
Bước 6: Chuẩn bị nguồn lực để thực hiện
Gồm có chuẩn bị về kiến thức, tài chính, nhân sự, pháp lý, văn phòng, địa điểm, công cụ, thiết bị, ….. tùy theo từng dự án.
Bước 7: Thực hiện dự án
Giai đoạn thực hiện dự án cũng giống như khi đã có tất cả nguồn lực cần thiết và bản thiết kế thì chúng ta đi sẽ xây nhà vậy. Và sự khác nhau giữa một ngôi nhà cấp 4 với căn nhà cao tầng tương tự như sự khác nhau về quy mô, độ khó, thời gian, chi phí, … của các dự án.
Bước 8: Chạy thử nghiệm dự án
Đây là giai đoạn chạy thử nghiệm nội bộ trước khi thương mại hóa chính thức.
Bước 9: Chạy chính thức dự án
Trong một số trường hợp, tùy theo độ lớn, độ phức tạp, lĩnh vực và hoàn cảnh cụ thể thì có thể phát sinh thêm nhiều gian đoạn khác hoặc rút ngắn quy trình.
+ Tìm kiếm một sản phẩm hoặc ý tưởng phổ biến nhưng chưa được làm hoàn hảo hiện nay
+ Mua một sản phẩm và nghiên cứu kỹ về nó
+ Tìm cách cải thiện sản phẩm đó
+ Làm ra sản phẩm mẫu
+ Đưa sản phẩm mẫu cho 100 người
+ Làm lại sản phẩm cho đến khi có khách hàng bắt đầu đặt hàng
+ Tìm nhà đồng sáng lập, tìm nhà đầu tư
+ Sản xuất sản phẩm hàng loạt
+ Bán sản phẩm cho 1 triệu người
Theo nguồn tổ chức tư vấn quốc tế về khởi nghiệp, đã thống kê các nguyên nhân hàng đầu dẫn đến khởi nghiệp thất bại là:
+ Không có nhu cầu thị trường (chiếm 42%)
+ Cạn tiền (chiếm 29%)
+ Đội ngũ sáng lập không ăn ý (chiếm 23%)
+ Bị đánh bại bởi đối thủ cạnh tranh (chiếm 19%)
+ Vấn đề giá cả, chi phí (chiếm 18%)
+ Không có kinh nghiệm quản trị kinh doanh
Rất nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp không thể bước đến thành công cuối cùng chỉ sau 5 năm phát triển, thậm chí còn ngắn hơn thế. Với chỉ số 10% thành công trong vô số những cái tên khởi nghiệp, thực sự là một cuộc chiến khốc liệt. Trong khi đó thị trường ngày càng trở nên cạnh tranh và khắt khe hơn trước rất nhiều. Không chỉ có các doanh nghiệp nội địa, bản thân các doanh nghiệp startup còn phải đối đầu với các đơn vị quốc tê. Vì vậy, sau đây có một số lưu ý quan trọng mà các bạn cần biết khi đang có ý định hoặc đang điều hành một doanh nghiệp khởi nghiệp.
+ Ý tưởng của bạn có đáng giá với người tiêu dùng không?: Ý tưởng là điều rất quan trọng khi khởi nghiệp, nhưng quan trọng hơn ý tưởng của bạn có đáng giá với người tiêu dùng hay không. Bởi người tiêu dùng họ không quan tâm đó có phải là một ước mơ, hoài bão lớn không mà họ chỉ muốn biết rằng nhu cầu của họ được đáp ứng như thế nào.
+ Phân “vai” rõ ràng giữa các cá nhân đồng sáng lập: Dù là những người thân, bạn bè thì việc phân “vai” cần phải rõ ràng và mình bạch. Rất nhiều mẫu thuẫn có thể xảy ra nếu như mọi việc không được phân chia một cách rõ ràng giữa các nhà đồng sáng lập.
+ Xây dựng các giải pháp thu hút và giữ chân nhân tài là cần thiết: Muốn duy trì hoạt động của doanh nghiệp không đơn thuần chỉ cần vốn là đủ mà cần phải có nhân sự, đó phải là những cá nhân có thực lực để cùng đồng hành. Nên việc xây dựng các giải pháp thu hút và giữ chân nhân tài luôn là điều cần thiết nếu như bạn không muốn họ gửi CV nhưng không đến, làm một thời gian lại nhảy việc.
+ Không ngừng cải thiện khả năng quản trị doanh nghiệp: Nếu yếu kém trong khoản này, rất có thể trong tương lai không xa bạn sẽ bị mất quyền kiểm soát doanh nghiệp. Điều này là rất nguy hiểm, mất quyền kiểm soát có thể bị các cá nhân lợi dụng với mục đích xấu và thậm chí là dẫn đến phá sản.
Trên đây là những thông tin tham khảo Vinathue đưa ra, mong rằng có thể giúp những người khởi nghiệp đỡ gặp phải các sai lầm không đáng có
Trong quá trình khởi nghiệp của mình, việc tiến hành các thủ tục về thành lập doanh nghiệp là rất cần thiết
Tham khảo thêm: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói của Vinathue
Bài thuộc chuyên mục: THÔNG TIN
Với hơn 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn kế toán thuế. Chúng tôi rất mong được phục vụ và làm hài lòng quý khách!