SẢN PHẨM, DỊCH VỤ

DỊCH VỤ BÁO CÁO TÀI CHÍNH CUỐI NĂM

Báo cáo tài chính là một trong những biên bản quan trọng nhất của doanh nghiệp. Chúng bao gồm hệ thống các bảng biểu, những mô tả về tình hình tài chính về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Báo cáo tài chính cuối năm là nghiệp vụ quan trọng của kế toán doanh nghiệp, không những cho thấy bức tranh toàn cảnh tài chính của doanh nghiệp, mà thông qua đó giúp cơ quan thuế nắm vững được hoạt động cũng như việc đóng thuế của doanh nghiệp cho ngân sách nhà nước.

Hãy cùng Vinathue tìm hiểu chi tiết báo cáo tài chính cũng như hoạt động lập báo cáo tài chính cuối năm nhé!

bao-cao-tai-chinh-cuoi-nam

1. Báo Cáo Tài Chính Là Gì?

Báo cáo tài chính (BCTC) là một bộ tài liệu của doanh nghiệp cung cấp thông tin tài chính của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính được tổng hợp từ hệ thống sổ sách theo dõi các hoạt động thường ngày của doanh nghiệp, nhằm phản ánh bức tranh hoạt động kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp, từ đó chủ doanh nghiệp/các đối tượng liên quan khác sẽ có thêm cơ sở để ra quyết định tài chính phù hợp.

Hiểu đơn giản, báo cáo tài chính là các thông tin kinh tế được trình bày dưới dạng bảng biểu để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh cũng như luồng tiền của doanh nghiệp.

Nói cách khác, BCTC là phương tiện để trình bày khả năng sinh lời, thực trạng tài chính doanh nghiệp tới các chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư, Cơ quan thuế, Ngân hàng, Các cơ quan chức năng…

Theo quy định, tất cả các doanh nghiệp trực thuộc các ngành, thành phần kinh tế đều phải lập và trình bày BCTC năm. Tuy nhiên, các công ty (tổng công ty) có các đơn vị kinh tế trực thuộc, thì bên cạnh việc BCTC năm sẽ phải làm BCTC tổng hợp vào cuối kỳ kế toán.

Ngoài ra, các doanh nghiệp trực thuộc nhà nước, doanh nghiệp đã niêm yết trên thị trường chứng khoán thì bên cạnh việc lập BCTC năm, sẽ phải lập thêm BCTC giữa niên độ dạng đầy đủ.

bao-cao-tai-chinh-la-gi

2. Mục Đích Và Ý Nghĩa Báo Cáo Tài Chính

1> Mục đích báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính phản ánh hoạt động kinh tế trong một năm của doanh nghiệp, bao hàm cả xu hướng thay đổi trong hoạt động kinh tế của doanh nghiệp. Vì vậy, nó giúp doanh nghiệp xác định rõ tình hình hoạt động kinh doanh của mình, hiệu quả công việc như thế nào, thể hiện qua trạng thái lãi lỗ.

+ Thể hiện một cách rõ ràng quy mô và cơ cấu tài sản mà tổ chức, doanh nghiệp đang nắm giữ

+ Xác định điểm cân đối và điểm hoà vốn tài sản tối ưu

+ Thể hiện chính xác khả năng tạo ra lợi nhuận cũng như khả năng có thể tham gia các dự án đầu tư mới của tổ chức, doanh nghiệp

+ Báo cáo tài chính nội bộ còn được sử dụng trong hoạt động vay vốn ngân hàng. Trước khi xét duyệt khoản vay của tổ chức, ngân hàng sẽ xem qua bản BCTC nội bộ thực, vì nó phản ánh một cách chân thực nhất tình hình hoạt động của tổ chức.

2> Ý nghĩa báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính có ý nghĩa cực kỳ quan trọng không chỉ đối với các chủ doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước, mà còn cả các nhà đầu tư, chủ nợ cũng như người lao động.

+ Thứ nhất, báo cáo tài chính phản ánh một cách toàn diện nhất về tình hình tài sản, các khoản vay/nợ, các nguồn hình thành tài sản, tình hình tài chính như thế nào, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ra sao.

+ Thứ hai, báo cáo tài chính là cơ sở giúp cổ đông/chủ nợ đánh giá, giám sát tình hình sử dụng vốn, có hiệu quả sinh  lời không, đủ khả năng thanh toán không, cũng như khả năng huy động vốn vào sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào

+ Thứ ba, nó là căn cứ quan trọng để ban lãnh đạo phân tích, nghiên cứu, và phát hiện ra những khả năng tiềm tàng, nhằm đưa ra các quyết định quản lý, điều hành, xây dựng, đầu tư.

+ Thứ tư, đối với các cơ quan nhà nước, thông tin trên báo cáo tài chính để kịp thời thanh tra, giám sát xem doanh nghiệp có tuân thủ luật pháp hay không, có cạnh tranh lành mạnh không, từ đó đưa ra chính sách quản lý phù hợp.

+ Thứ năm, đối với người lao động: từ báo cáo tài chính, họ có thể biết được tình hình hoạt động của cơ quan làm việc như thế nào từ đó quyết định có nên tiếp tục ở lại và phát triển.

muc-dich-y-nghia-bao-cao-tai-chinh

3. Báo Cáo Tài Chính Gồm Những Nội Dung Gì?

⭐Các tờ khai quyết toán thuế

☑️Tờ khai quyết toán thuế TNDN.

☑️Tờ khai quyết toán thuế TNCN.

⭐Bộ báo cáo tài chính

☑️Bảng cân đối kế toán

☑️Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

☑️Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

☑️Bảng cân đối tài khoản

⭐Phụ lục đi kèm

☑️Thuyết minh báo cáo tài chính

☑️Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước

⭐Nội dung báo cáo tài chính

Trong bản báo cáo tài chính, cần cung cấp những thông tin cụ thể về:

☑️Tài sản

☑️Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu

☑️Doanh thu, thu nhập khác, chi phí kinh doanh

☑️Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh

☑️Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

☑️Tài sản khác có liên quan đến đơn vị

☑️Luồng tiền ra vào, luân chuyển như thế nào trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

 


4. Các Nguyên Tắc Khi Lập Báo Cáo Tài Chính

Tại Điều 102, Thông tư 200/2014/TT-BTC, khi nhân viên lập báo cáo tài chính phải thực hiện phân loại tài sản, nợ phải trả được xác định dài hạn nhưng không quá 12 tháng.

Do đó, sổ chi tiết các tài khoản kế toán cần phải được phân loại chi tiết theo các nguyên tắc trình bày báo cáo tài chính.

1> Nguyên tắc dồn tích

Khi doanh nghiệp lập bảng báo cáo tài chính phải thực hiện dựa trên nguyên tắc kế toán dồn tích. Dựa theo nguyên tắc này, các giao dịch sẽ được ghi nhận vào các thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực thu, chi tiền được ghi nhận vào sổ kế toán liên quan.

2> Nguyên tắc hoạt động liên tục

Báo cáo tài chính được lập dựa trên các cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục trong tương lai gần. Trừ trường hợp, doanh nghiệp có ý định buộc phải ngừng hoạt động hoặc phải thu hẹp quy mô hoạt động.

3> Nguyên tắc trọng yếu và tập hợp

Các khoản mục phải được thực hiện riêng biệt trong báo cáo tài chính. Đối với các mục không trọng yếu thì không phải trình bày riêng rẽ. Đồng thời, doanh nghiệp không nhất thiết phải tuân thủ các quy định như trình bày báo cáo tài chính.

4> Nguyên tắc nhất quán

Việc trình bày và phân loại cụ thể các khoản mục trong bảng báo cáo tài chính phải được trình bày một cách nhất quán. Nếu có sự thay đổi đáng kể nào về bản chất hoạt động của doanh nghiệp thì cần phải thay đổi và trình bày một cách hợp lý với các sự kiện.

5> Nguyên tắc bù trừ

Các khoản tài sản và nợ phải trả phải được trình bày một cách riêng biệt. Chỉ thực hiện bù trừ trong trường hợp các khoản tài sản và nợ phải trả liên quan đến một đối tượng.

6> Nguyên tắc có thể so sánh

Nguyên tắc so sánh giữa các kỳ kế toán trong báo cáo tài chính. Cụ thể, bao gồm: bảng cân đối kế toán theo thông tư 200, báo cáo hoạt động kinh doanh, báo cáo chuyển tiền tệ được trình bày trên cơ sở có thể so sánh giữa các kỳ báo cáo.

cac-nguyen-tac-lap-bao-cao-tai-chinh

5.  Thời Hạn, Mức Phạt Khi Nộp Chậm Báo Cáo Tài Chính

Điều 104 Thông tư 200/2014/TT-BTC có quy định như sau:

1>  Thời hạn nộp báo cáo tài chính

+ Đối với doanh nghiệp Nhà nước:

Thời hạn nộp báo cáo tài chính quý của công ty con chậm nhất 20 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý. Đối với công ty mẹ, tổng công ty thì là chậm nhất là 45 ngày;

Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm của công ty con chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Đối với công ty mẹ và tổng công ty thì thời hạn chậm nhất là 90 ngày.

+ Đối với các doanh nghiệp khác:

Nếu đơn vị kế toán là công ty hợp danh hoặc doanh nghiệp tư nhân thì phải nộp báo cáo muộn nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm;

Các loại doanh nghiệp còn lại có thời hạn nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày.

2> Mức phạt khi nộp chậm hoặc lập sai báo cáo tài chính

Vi phạm về tài khoản kế toán

Phạt tiền từ 5-10 triệu đồng với các hành vi dưới đây:

+ Hạch toán không đúng nội dung

+ Sửa đổi nội dung, phương pháp hạch toán hoặc mở thêm tài khoản kế toán mà chưa được Bộ Tài chính chấp thuận.

+ Không thực hiện đúng hệ thống tài khoản kế toán đã được ban hành.

Với 2 trường hợp đầu tiên, mức phạt trên chỉ áp dụng với cá nhân vi phạm. Trường hợp tập thể vi phạm thì sẽ bị phạt tiền gấp đôi.

Vi phạm về lập và trình bày báo cáo tài chính

+ Phạt tiền từ 5-10 triệu đồng với các hành vi:

Lập BCTC không đầy đủ hoặc không đúng quy định.

BCTC thiếu chữ ký.

Trường hợp tập thể vi phạm sẽ bị phạt tiền gấp đôi.

+ Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng với các hành vi:

Lập không đầy đủ BCTC.

Áp dụng mẫu BCTC khác so với quy định chuẩn mực và chế độ kế toán.

+ Phạt tiền từ 20-30 triệu đồng với các hành vi sau:

Không lập BCTC theo quy định

Lập BCTC không đúng với số liệu trên sổ kế toán và chứng từ kế toán.

Lập và trình bày BCTC không tuân thủ chế độ và chuẩn mực kế toán.

+ Phạt tiền từ 30-40 triệu đồng với các hành vi sau:

Giả mạo BCTC, khai man số liệu nhưng chưa đến mức truy cứu hình sự.

Thỏa thuận hoặc thực hiện ép buộc người khác giả mạo BCTC, khai man số liệu trên BCTC nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cố ý hoặc thỏa thuận với người khác nhằm cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu sai sự thật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

+ Ngoài ra, phạt tiền từ 5-10 triệu đồng với các trường hợp sau:

Không lập BCTC hoặc lập không đầy đủ nội dung

Lập và trình bày BCTC không rõ ràng, nhất quán.

Nộp BCTC, báo cáo quyết toán cho Cơ quan nhà nước chậm từ 1-3 tháng.

Công khai BCTC không đầy đủ nội dung.

Công khai BCTC chậm từ 1-3 tháng

Hạch toán không đúng nội dung quy định của tài khoản kế toán.

Sửa nội dung, phương pháp hạch toán của tài khoản kế toán mà không được Bộ tài chính chấp thuận.

+ Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng với các hành vi:

Không áp dụng đúng hệ thống tài khoản cho lĩnh vực của đơn vị.

Không thực hiện đúng hệ thống tài khoản đã được chấp thuận.

+ Phạt tiền từ 20-30 triệu đồng với các hành vi:

Nộp BCTC chậm quá 3 tháng.

Lập BCTC không chính xác.

Giả mạo BCTC, khai man số liệu.

Thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo BCTC.

Cố ý thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin sai sự thật

Công khai BCTC chậm quá 3 tháng.

Sai thông tin, số liệu trên BCTC.

Nộp BCTC không đính kèm báo cáo kiểm toán khi cần thiết.

thoi-han-nop-bao-cao-tai-chinh

6. Những Yêu Cầu Đối Với Báo Cáo Tài Chính

Theo Điều 101 Thông tư 200 và Điều 72 Thông tư 133 thì BCTC cần phải thoả mãn những yêu cầu sau:

Thông tin trình bày trên BCTC phải phản ánh trung thực, hợp lý với tình hình tài chính, tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp.

Các thông tin trên BCTC đủ để hỗ trợ người sử dụng nó dự đoán, phân tích và đưa ra các quyết định kinh tế liên quan.

Trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu của thông tin (những thông tin được coi là trọng yếu khi nó có ảnh hưởng mạnh mẽ đến quyết định của người sử dụng).

Đảm bảo các thông tin được trình bày nhất quán, dễ hiểu, dễ dàng so sánh giữa các kỳ kế toán và giữa các doanh nghiệp với nhau, cập nhật kịp thời và có thể kiểm chứng.

Các chỉ tiêu không có số liệu không phải trình bày trong BCTC, doanh nghiệp được phép đánh lại số thứ tự của các chỉ tiêu theo nguyên tắc liên tục trong mỗi phần báo cáo.

nhung-yeu-cau-bao-cao-tai-chinh

7. Quy Trình Thiết Lập Báo Cáo Tài Chính Chuẩn

Lập BCTC là một công việc đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và sự tỉ mỉ, nhưng không phải lúc nào người thực hiện cũng đạt được hiệu quả và sự chỉn chu ngay lập tức. Theo quy định của Bộ Tài Chính, các bước để thiết lập BCTC chuẩn gồm:

+ Bước 1: Sắp xếp chứng từ kế toán theo thứ tự mốc thời gian rõ ràng để việc kiểm tra nhẹ nhàng hơn

+ Bước 2: Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế, gồm: phiếu nhập/xuất kho, phiếu thu/chi… hoàn thiện toàn bộ các chứng từ hợp lệ theo quy định của nghiệp vụ kế toán

+ Bước 3: Phân bổ các nghiệp vụ phát sinh theo tháng hoặc quý, chẳng hạn phân bổ chi phí trả trước, phân bổ khấu hao…

+ Bước 4: Kiểm tra tổng hợp theo từng nhóm tài khoản, gồm: hàng tồn kho, công nợ phải trả/thu, các khoản đầu tư, các khoản phí trả trước, tài sản cố định, doanh thu, giá vốn, chi phí quản lý.

+ Bước 5: Thực hiện bút toán tổng hợp và kết chuyển doanh thu, chi phí và lãi lỗ (phải đảm bảo các tài khoản từ đầu 5 đến đầu 9 không có số dư cuối kỳ).

+ Bước 6: Lập BCTC theo chế độ kế toán hiện hành, quyết toán thuế TNDN, TNCN, báo cáo trên các phần mềm hỗ trợ kê khai của cơ quan thuế, xuất file lưu trữ và file nộp cho cơ quan thuế.

quy-trinh-thiet-lap-bao-cao-tai-chinh

8. Dịch Vụ Báo Cáo Tài Chính Cuối Năm Vinathue

Thấu hiểu được sự khó khăn và thực trạng hiện tại của nhiều doanh nghiệp trước vô vàn những câu hỏi khó khăn về cách lập báo cáo tài chính. Vinathue mong muốn có thể giúp bạn hoàn thành báo cáo tài chính cuối năm một cách nhanh chóng, thuận tiện với chi phí tối ưu nhất thông qua Dịch vụ báo cáo tài chính cuối năm.

Với hơn 20 năm kinh nghiệm, cùng đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, vinathue đã đồng hành cùng hàng ngàn doanh nghiệp, trong mọi loại ngành nghề khác nhau, cũng như xử lý vô vàn các nghiệp vụ liên quan đến tài chính, kế toán và thuế. 

Trong suốt chặng đường hành nghề, với tư cách là chuyên gia kế toán thuế, chúng tôi hiểu rằng mọi sai phạm về kế toán đều phải trả giá bằng tiền. Việc thực hiện đúng ngay từ khi mới bắt đầu thực hiện các nghiệp vụ sẽ dễ dàng và tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều so với việc thực hiện các điều chỉnh, sai sót sau đó. 

Cho dù bạn là doanh nghiệp mới thành lập hay đã hoạt động lâu năm, hãy cộng tác với chúng tôi để đảm bảo sự chính xác nghiệp vụ kế toán cũng như việc tuân thủ pháp luật, tiết kiệm chi phí.

Đến với vinathue, quý Doanh nghiệp hoàn toàn yên tâm

1> Chứng chỉ hành nghề chính quy

Vinathue là đơn vị có đầy đủ giấy phép hành nghề theo quy định của Bộ Tài Chính và Tổng Cục Thuế.

2> Đội ngũ chuyên gia, chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm

Vinathue với hơn 20 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực Tài chính, kế toán, thuế và tư vấn doanh nghiệp. Các cố vấn của chúng tôi cũng có từ 10-25 năm kinh nghiệm hoạt động với tư cách Giám đốc Tài Chính, Cố vấn Tài Chính, Kế toán Trưởng… tại các tập đoàn trong nước và quốc tế

3> Giúp doanh nghiệp giải quyết mọi vấn đề phát sinh

+ Chúng tôi đã, đang và luôn sẵn sàng tư vấn cho nhiều khách hàng thuộc nhiều lĩnh vực kinh doanh như: Xây dựng, bảo hiểm, bán lẻ, du lịch, thương mại điện tử, dược mỹ phẩm… và đặc biệt có kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề về thất lạc chứng từ, sai lệch số liệu, báo cáo lỗi, không có người giải trình quyết toán thuế.

4> Tiết kiệm chi phí, tối ưu hiệu quả

Dịch vụ của Vinathue giúp công ty tiết kiệm được chi phí tuyển dụng và lương kế toán hàng tháng. Đặc biệt, trong trường hợp cần đến những kế toán trưởng, kế toán tổng hợp có kinh nghiệm lâu năm để giải quyết những vấn đề phát sinh, Vinathue hoàn toàn có thể hỗ trợ bạn bằng đội ngũ kế toán chuyên nghiệp với mức chi phí tối thiểu.

5> Làm việc tận tình, chân thành

Tư vấn từ tâm, đi thẳng vào vấn đề của doanh nghiệp – Hỗ trợ 24/7 và ngay cả sau khi kết thúc hợp đồng

Với hơn 20 năm kinh nghiệm, làm việc với hàng ngàn khách hàng, Vinathue tự tin cung cấp cho khách hàng dịch vụ tốt nhất:

20230328_x8Tio1fy.png Đội ngũ chuyên gia, giàu kinh nghiệm

20230328_7DynKOJa.png Thủ tục nhanh chóng, chi phí tối ưu

20230328_5xgoaLuS.png Nghiệp vụ chuyên nghiệp, hiệu quả

20230328_7iWEdAot.png Tư vấn miễn phí, cập nhật kịp thời

20230328_os54Ixa1.png Bảo mật thông tin tuyệt đối

20230328_rjDSgjJY.png Hỗ trợ khách hàng 24/7

Liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được thông tin tư vấn tốt nhất

vi-sao-chon-vinathue-1

 

 

Bài thuộc chuyên mục: SẢN PHẨM, DỊCH VỤ

Đăng ký nhận tư vấn

Với hơn 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn kế toán thuế. Chúng tôi rất mong được phục vụ và làm hài lòng quý khách!

0977 094 884 ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ

Đăng ký nhận tư vấn

Với hơn 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn kế toán thuế. Chúng tôi rất mong được phục vụ và làm hài lòng quý khách!